Năm 2024, nhóm công ty chứng khoán (CTCK) tại Việt Nam lại tiếp tục sôi động với cuộc đua tăng vốn. Các thương vụ tăng vốn được kỳ vọng gia tăng đáng kể lượng tiền phục vụ kinh doanh, điển hình là cho vay margin và tự doanh. Tuy nhiên, không ít cái tên phải rời cuộc đua vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đáng chú ý là các đơn vị ngừng phương án tăng vốn chủ yếu là những CTCK quy mô vốn vừa và nhỏ.
Sau 8 năm liền thua lỗ, CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, UPCoM: HNR) lần đầu báo lãi hơn 465 triệu đồng trong quý 1/2024. Niềm vui chưa kịp kéo dài, Halico quay lại lỗ ròng trong quý 2.
Theo VKSND Tối cao, người bị hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 được xác định là 35.824 nhà đầu tư sở hữu 25 mã trái phiếu của 4 Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World, Setra tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự.
Trong tháng 6, khối ngân hàng vẫn là những “người chơi chính” trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khi huy động gần 55 ngàn tỷ đồng, tăng thêm 35 ngàn tỷ đồng so với tháng 5. Đợt này ghi nhận một số doanh nghiệp lần đầu lộ diện cũng như trở lại sau thời gian vắng bóng.
Ngày 12/07, HĐQT CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) ra nghị quyết thống nhất triển khai phương án phát hành gần 23.3 triệu cp để trả cổ tức năm 2023. Trước đó, vào ngày 01/07, phương án phát hành khác với số lượng gần 20 triệu cp được HDC thông báo thay đổi phương án sử dụng vốn.
Ngày 12/07/2024, HĐQT CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UPCoM: TID) đã phê duyệt chủ trương gia hạn khoản vay vốn cho công ty con là CTCP Đầu tư Tín Nghĩa - Á Châu.
CTCP Cảng Cam Ranh (HNX: CCR) công bố BCTC quý 2/2024 với doanh thu thuần hơn 48 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trước nhiều áp lực chi phí, lãi ròng CCR chỉ tăng nhẹ 2%, đạt hơn 4.4 tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) năm 2022, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vào khoảng 14,81% GDP, còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.