Theo BCTC vừa công bố, CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (VISSAN, UPCoM: VSN) ghi nhận lãi ròng năm 2022 gần 138 tỷ đồng, giảm 8% so với năm trước. Riêng quý 4/2022, Công ty lãi ròng hơn 40 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2022, Haxaco ghi nhận doanh thu đạt 6.775 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu kinh doanh xe chiếm tỷ trọng lớn nhất (92%). Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 300 tỷ đồng, tăng 49%.
Điểm đột phá nhất của Phúc Long khiến thương hiệu này khác biệt với tất cả các thương hiệu F&B khác trên thị trường đó là hoạt động song song hai mô hình: chuỗi cửa hàng độc lập Phúc Long Coffee & Tea (cửa hàng flagship, mini) và các kiosk nhỏ gọn, tích hợp cùng WinMart+ trong các cửa hàng đa tiện ích của Masan.
Dù kết quả kinh doanh quý cuối năm giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (HOSE: BCM) vẫn ghi nhận lãi ròng năm 2022 tăng trưởng so với năm trước.
Quý 4 tiếp tục là quý thua lỗ của CTCP Nông dược H.A.I (HOSE: HAI) nhưng mức lỗ đã giảm mạnh so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2022, HAI vẫn có thể báo lãi, trong khi năm trước đó lỗ ròng hơn 664 tỷ đồng.
Kết thúc quý 4/2022, lợi nhuận từ hoạt động kinh bảo hiểm tăng bằng lần so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng của Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) chỉ nhích nhẹ 3%, đạt gần 69 tỷ đồng.
Năm 2022, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) lãi ròng hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2021. Đáng chú ý, PNJ ghi nhận lượng hàng tồn kho tại cuối năm kỷ lục, hơn 10.5 ngàn tỷ đồng, sẵn sàng cho mùa cao điểm.