Tác động tiêu cực của Covid-19 lên hoạt động kinh doanh là không thể phủ nhận, tuy nhiên dịch bệnh này đồng thời cũng được xem là một “cú hích” thúc đẩy doanh nghiệp tăng tốc, tạo đà hướng tới những mục tiêu mới.
Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, nhằm kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế cho rằng, giảm thuế phí sẽ tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam ra nước ngoài. Giải pháp lâu dài là cần sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Đợt bán tháo trong năm 2022 tiếp diễn vào ngày thứ Hai (13/6) với S&P 500 trượt xuống mức đáy mới trong năm và khép phiên ở vùng thị trường giá xuống, khi những lo ngại về suy thoái gia tăng trước khi diễn ra cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.
Lần sửa đổi này của Liên minh châu Âu (EU) đem đến tin mừng cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam khi chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục bổ sung giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/06/2022, toàn thị trường có 96 mã giảm, 4 mã tăng và 7 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 1 triệu đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 13/06/2022. Khối lượng hợp đồng F2207 tăng mạnh khi hợp đồng F2206 sẽ đáo hạn trong tuần này.
Chỉ trong 5 tháng tăng trưởng tín dụng đã vượt 8%, nhiều ngân hàng đã cạn room khi nửa đầu năm chưa đi qua. Không chỉ là câu chuyện room mà vấn đề tiền các ngân hàng đã "chảy" đi đâu cũng khiến thị trường quan tâm.
Thị trường chứng khoán có phiên lao dốc mạnh. VN-Index rớt hơn 57 điểm với nhiều cổ phiếu đồng loạt nằm sàn. Bên cạnh đó, các tín hiệu bi quan cũng đồng loạt xuất hiện khiến cho rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn tăng cao.
Sự gia tăng lạm phát cùng với những cơn đau đầu kéo dài của các chính trị gia trên toàn thế giới có liên quan chặt chẽ với tình trạng giá năng lượng phi mã.