Tiền đâu mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa? Hỏi câu này có lẽ thừa vì tiền nhàn rỗi trong dân rất nhiều. Cuộc điều tra về xu hướng kinh doanh do Vụ Dự báo, Thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiến hành tháng 12-2017 cho kết quả huy động vốn toàn hệ thống năm 2018 có thể tăng 16,66% so với năm trước đó. Tiền vẫn được người dân dành gửi tiết kiệm như một kênh đầu tư an toàn và phổ biến.
So với các nghị định trước đây về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (CTCP) như Nghị định 59/2011/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 59 gồm Nghị định 189/2013/NĐ-CP và Nghị định 116/2015/NĐ-CP thì Nghị định 126/2017/NĐ-CP có một số quy định mới xử lý những vướng mắc hiện tại liên quan đến DNNN khi cổ phần hóa cũng như sau cổ phần hóa.
Dự kiến ngày 25/01/2018, Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco) sẽ thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Cổ phần hóa được coi là một giải pháp hữu hiệu hướng tới mục tiêu kép: Một mặt huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, một mặt nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tế đã và đang nảy sinh nhiều trường hợp biến tướng, tạo kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) chiều ngày 11/01, Tổng Giám đốc Cao Hoài Dương đã có ví von vui vẻ rằng, PVOil chưa phải là cô gái xinh đẹp nhưng có nền tảng là cô gái chân dài.
PVOil đã nhận được 8 hồ sơ của nhà đầu tư muốn làm cổ đông chiến lược, trong đó 6 nhà đầu tư nước ngoài là Shell, Idemitsu, KPI Bridge Oil, Kuma (Thụy Sỹ), SK (Hàn Quốc) và nhà đầu tư đến từ Trung Đông; còn tổ chức trong nước là Quỹ Sacom và Tập đoàn Sovico.
Là doanh nghiệp lớn thứ 2 ngành điện, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPOWER) có nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư với cấu trúc tài chính chắc chắn và tiềm năng tăng trưởng lớn.
Polestar, một doanh nghiệp chuyên vận chuyển dầu và khí đến từ Texas (Mỹ), thông qua người đại diện ở Việt Nam đã đặt vấn đề mua đến 49% cổ phần bán ra của Công ty TNHH một thành viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất.